Quan hệ đối ngoại Thời kỳ Asuka

Từ năm 600 đến năm 659, Nhật Bản gửi 7 sứ thần đến nhà Đường ở Trung Quốc. Nhưng trong vòng 32 năm tiếp theo, trong giai đoạn Nhật Bản đang hoàn thành hệ thống luật pháp dựa trên thư tịch Trung Hoa của mình, họ không gửi ai đi. Mặc dù Nhật Bản cắt đứt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, họ đã gửi 11 sứ thần đến Silla, và theo Nihon Shoki thì Silla đã gửi 17 sứ bộ đến Nhật Bản dưới triều Thiên hoàng TenmuNữ Thiên Hoàng Jitō. Gia tộc thống trị Yamato và Baekje có quan hệ thân tình với nhau, và Yamato đã gửi hải quân của mình đến cứu viện Baekje, năm 660-663, chống lại cuộc xâm lăng của Sillanhà Đường (xem trận Baekgang).

Thay vì chu du đến Trung Quốc, rất nhiều pháp sư từ Tam Quốc Triều Tiên được gửi đến Nhật Bản. Kết quả là, điều này cũng tình cờ thúc đẩy việc Nhật gửi quân cứu viện Baekje.[5] Một vài pháp sư nổi tiếng đến từ Triều Tiên như Eji (慧慈 (Tuệ Từ), Eji?), Ekan (慧灌 (Tuệ Quán), Ekan?), Eso (慧聡 (Tuệ Thông), Eso?) and Kanroku (觀勒 (Quan Lặc), Kanroku?). Eji, đến từ Goguryeo là thầy giáo của Thánh Đức Thái tử, và cố vấn cho ông về chính trị.[6]

Torai-jin

Những người nhập cư Trung Quốc và Triều Tiên đã trở thành tự nhiên trong xã hội Nhật Bản cổ đại được gọi là torai-jin (渡来人 (Độ Lai nhân), torai-jin?). Họ truyền bá nhiều khía cạnh ngôn ngữ, văn hóa và truyền thống của mình cho cư dân bản địa. Người Nhật đối xử tốt với những torai-jin này vì triều đình Yamato đánh giá cao tri thức và văn hóa của họ. Theo ghi chép trong Shinsen-shōjiroku (新撰姓氏録 (Tân Soạn Tính Thị Lộc), Shinsen-shōjiroku?), danh sách tên các gia đình quý tộc được Triều đình Yamato biên soạn năm 815, một phần tư các gia đình quý tộc có nguồn gốc từ Trung Quốc và Triều Tiên. 163 trong số 1182 cái tên là từ Trung Quốc, và 154 là từ bán đảo Triều Tiên (104 từ Baekje, 41 từ Goguryeo, và 9 từ SillaGaya).[7]

Tuy nhiên, những người nhập cư này nói chung bị coi là thuộc giai tầng thấp hơn trong hệ thống Kabane xếp hạng rất nhiều gia tộc là thành viên của triều đình. Họ thường được xếp vào bậc "Atai", "Miyatsuko", hay "Fubito", trong khi các thành viên của các gia đình thống trị như Soga, Mononobe, và Nakatomi được xếp vào hạng "Omi" hay "Muraji".

Những người nhập cư

Một ví dụ về các gia tộc có tổ tiên ngoài Nhật Bản là gia tộc Yamatonoaya (東漢氏) (Đông Hán thị’’), là hậu duệ của Hán Linh Đế. Người đứng đầu gia tộc này là Achi-no-Omi (阿智使主) (A Trí Sứ Chủ). Theo Nihongi, dưới triều Nhật hoàng Kimmei, gia tộc Hata (秦氏) (Tần Thị’’), hậu duệ của Tần Thủy Hoàng, đã mang đến nghề nuôi tằm dệt vải. Gia tộc Kawachino-Fumi clan (西文氏) (Tây Văn Thị), là hậu duệ của Hán Cao Tổ, dạy cho triều đình Yamato văn tự Trung Hoa, theo Shinsen-shōjiroku. Gia tộc Takamoku là hậu duệ của Tào Phi.[8][9] Takamuko no Kuromaro (高向玄理 (Cao Hướng Huyền Lý), Takamuko no Kuromaro?) là một thành viên chủ chốt đã viết nên Cải cách Taika. Tori Busshi (止利仏師 (Chi Lợi Phật Sư), Tori Busshi?), cũng đến từ Trung Quốc, là một trong những họa sĩ nổi tiếng nhất thời Asuka.

Năm 660, một trong Tam Quốc Triều Tiên, Baekje, mất về tay Sillanhà Đường. Sau đó, rất nhiều nạn dân Baekje đã chạy loạn đến Nhật Bản. Triều đình Yamato đã đón nhận hoàng tộc và nạn dân Baekje. Hoàng gia Baekje được Nhật hoàng ban cho cái tên "Kudara no Konikishi" (百済王, Bách Tề Vương).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thời kỳ Asuka http://www.bookrags.com/Prince_Sh%C5%8Dtoku http://concise.britannica.com/ebc/article-9380953/... http://books.google.com/books?ie=UTF-8&vid=ISBN052... http://books.google.com/books?ie=UTF-8&vid=ISBN082... http://books.google.com/books?ie=UTF-8&vid=ISBN082... http://www.j-texts.com/jodai/shoku1.html http://homepage1.nifty.com/k-kitagawa/data/shoji.h... http://www.mnsu.edu/emuseum/prehistory/japan/asuka... http://lcweb2.loc.gov/frd/cs/jptoc.html http://www.myj7000.jp-biz.net/clan/03/03008.htm